Các điểm du lịch, món ăn đặc sản ở Đà Nẵng

Du lịch Đà Nẵng – nơi được mệnh danh là “thành phố đáng đến nhất Việt Nam” – nơi đây đang dần trở thành điểm sáng của cả nước trong lĩnh vực du lịch, thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm bởi vẻ trẻ trung, văn minh, và hiện đại. Hãy cùng xem những kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng sau để tìm hiểu lý do tại sao Đà Nẵng trở thành điểm đến lý tưởng bậc nhất trong số các địa điểm du lịch tại Việt Nam và đừng quên đặt phòng khách sạn tại đây để có những trải nghiệm rõ ràng nhất nhé!

Những địa điểm du lịch Đà Nẵng hấp dẫn nhất

1. Bãi biển Mỹ Khê

Từng được được bình chọn là bãi biển xinh đẹp quyến rũ nhất hành tinh bởi tạp chí Forbes của Mỹ. Chỉ cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 3 km, nhìn từ trên cao xuống, biển Mỹ Khê là một dải màu xanh mênh mông và khi đến nơi mới thấy vẻ đẹp bùng lên rực rỡ.

Bãi biển Mỹ Khê thu hút rất nhiều du khách bởi vẻ hoang sơ, bờ cát trắng mịn, sóng vỗ hiền hòa trong bầu không khí rất dịu mát và trong lành. Đến với Đà Nẵng du khách nên một lần đến đây để trải nghiệm một buổi sớm bình minh lấp lánh như, tỏa ra từ chân trời như một vùng hào quang và đắm mình trong dòng nước mát lạnh.

Bãi cát trắng mịn dưới ánh mặt trời rực rỡ tại Bãi Biển Mỹ Khê Đà Nẵng (Ảnh ST)

Bãi cát trắng mịn dưới ánh mặt trời rực rỡ tại Bãi Biển Mỹ Khê Đà Nẵng (Ảnh ST)

2. Bán đảo Sơn Trà

Là tổng hòa của hệ sinh thái rừng tự nhiên gắn biển duy nhất tại Việt Nam, bán đảo Sơn Trà cách trung tâm thành phố 10 km với 3 mặt giáp biển. Khí hậu ở đây rất trong lành và sạch sẽ, theo nghiên cứu của giới khoa học, mỗi ngày rừng ở đây tái tạo ra được lượng khí oxy đủ để cung cấp cho 4 triêu người, một lá phổi xanh khổng lồ của thành phố. Đây còn là nơi mái nhà của nhiều loài động vật với 22 loài quý hiếm có tên trong sách đỏ, nổi bật nhất là quần thể linh trưởng với số lượng khoảng 300 – 400 cá thể.

Bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng (Ảnh ST)

Bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng (Ảnh ST)

3. Ngũ Hành Sơn

Là một danh thắng còn được biết đến với tên gọi khác là núi Non Nước, bao gồm 5 ngọn núi đá vôi trên bãi cát ven biển. Nơi này nổi tiếng với làng nghề mỹ nghệ Non Nước, nơi sản xuất ra nhiều đồ mỹ nghệ bằng đá cẩm thạch vang danh khắp trong và ngoài nước. Những dấu tích lịch sử còn lưu lại cho biết rằng trước khi có người Việt đến đây thì người Chăm đã thờ cúng các vị thần của họ trong các hang động, đền miếu. Sự di cư của người Việt đến vùng này mang theo văn hóa, tín ngưỡng Phật giáo, lập thêm nhiều chùa chiền, am, thất khiến địa danh này rất đa dạng, hài hòa về bản sắc.

Quang cảnh núi Ngũ Hành Sơn từ trên cao (Ảnh ST)

Quang cảnh núi Ngũ Hành Sơn từ trên cao (Ảnh ST)

 4. Bà Nà Hill

Cách trung tâm thành phố khá xa, khoảng 40 km về phía Tây Nam nên cảnh sắc khá tự nhiên. Đặc biệt thời tiết khu vực này rất dễ chịu do địa hình cao (1 487 km so với mực nước biển), du khách sẽ có cảm giác của bốn mùa trong một ngày, thích hợp cho hoạt động nghỉ dưỡng. Bên trong khu du lịch Đà Nẵng này có rất nhiều tụ điểm vui chơi giải trí. Vì đường đi dù đẹp nhưng khá dài, thêm vào đó có nhiều quanh co rất nguy hiểm nên du khách lưu ý cẩn thận nếu đi bằng xe máy. Hiện nay đến với Bà Nà đã thuận tiện hơn vì có xe buýt với giá vé là 136 000 đồng một người cho cả hai chiều đi và về.

Du lịch Bà Nà Hills Đà Nẵng

Khu giải trí nhân tạo hoành tráng là điểm đến thu hút rất nhiều du khách (Ảnh ST)

Cáp treo Bà Nà Hills Đà Nẵng

Cáp treo Bà Nà Hills Đà Nẵng (Ảnh ST)

5. Cầu quay sông Hàn

Đây là một biểu tượng cũng như niềm tự hào đối với người dân thành phố Đà Nẵng. Mỗi khi màn đêm buông xuống, cây cầu rực rỡ những sắc màu lung linh trên dòng sông an tĩnh. Hàng năm, chính tại địa điểm này, Đà Nẵng sẽ đăng cai tổ chức một sự kiện văn hóa du lịch tầm cỡ quốc tế: Lễ hội bắn pháo hoa, được diễn ra trong hai ngày 29 – 30/4. Đây là một dịp vô cùng đặc biệt với du lịch Đà Nẵng khi thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến để tham quan thành phố xinh đẹp này cũng như chiêm ngưỡng những màn bắn pháo hoa theo chủ đề vô cùng đặc sắc. Thành phố Đà Nẵng trong thời gian ấy vô cùng nhộn nhịp và rực rỡ.

Cầu quay Sông Hàn Đà Nẵng (Ảnh ST)

Cầu quay Sông Hàn Đà Nẵng (Ảnh ST)

6. Cầu Rồng Đà Nẵng

Mặc dù không nổi tiếng bằng Bà Nà Hill, Ngũ Hành Sơn hay Cầu Sông Hàn, Cầu Rồng vẫn được coi là cây cầu có một không hai tại thành phố xinh đẹp này. Cầu Rồng được xem là cây cầu nặng nhất Việt Nam với cấu tạo mái vòm chắc chắn, thân cầu được thiết kế đặc biệt sử dụng tổng hợp 5 ống thép để trang trí vảy rồng. Cầu còn được xây dựng khá công phu khi trang bị một hệ thống chiếu sáng gồm tổng cộng 15.000 bóng đèn LED.

Điều cuốn hút khách du lịch nhất ở cầu Rồng là khả năng phun được cả nước lẫn lửa. Tuy nhiên, cầu chỉ phục vụ những màn phun nước, phun lửa vào vào những ngày cuối tuần, tối thứ 7 với chủ nhật hoặc các dịp lễ lớn trong năm. Thời gian phun lửa là 21 giờ tối, sau đó sẽ là màn phun nước; trong đó số lần phun lửa là 9 lần, mỗi lần kéo dài 2 phút, còn phun nước thì chỉ có 3 lần nhưng lại có thời gian kéo dài hơn là 3 phút/lần.

Cầu Hàm Rồng phun nước và lửa về đêm ở Đà Nẵng

Cầu Rồng phun nước về đêm (Ảnh: ST)

7. Cầu Tình Yêu

Đây là cây cầu mô phỏng theo những cây cầu tình yêu nổi tiếng ở Pháp và các nước Châu Âu. Cầu nằm ở phía đường Trần Hưng Đạo, ngay gần đầu cầu Rồng và tượng Cá chép hoá rồng. Địa điểm này được mở cửa miễn phí cho du khách thăm quan. Cầu có hình vòng cung dài chừng 70 m, rộng 6 m, hướng về giữa sông và có nhiều không gian để ngắm vẻ đẹp đôi bờ sông Hàn. Buổi tối, hàng trăm chiếc đèn lồng đỏ hình trái tim được thắp sáng và trở nên lung linh, huyền ảo. Theo truyền thuyết cầu tình yêu là nơi mà nhiều đôi tình nhân có thể “khóa” tình yêu của mình để thể hiện sự vĩnh cửu, thủy chung.

Cầu Tình Yêu ở Đà Nẵng (Ảnh ST)

Cầu Tình Yêu ở Đà Nẵng (Ảnh ST)

8. Sky 36

Có một sự tình cờ đặc biệt là Sky36 nằm ở tầng 36 và số nhà 36. Từ trên skybar thuộc tầng cao nhất của khách sạn Novotel Đà Nẵng, bạn có thể phóng tầm mắt ra toàn bộ thành phố, có sông, có núi, có biển, và cả ánh đèn neon rực rỡ của thành phố về đêm. Nếu đến Đà Nẵng, bạn nhất định phải trải nghiệm cái nhìn thành phố từ trên cao này.

Sky 36: Khách sạn Novotel Đà Nẵng

Đà Nẵng nhìn từ Sky36 (Ảnh: ST)

Ẩm thực Đà Nẵng

1. Gỏi cá Nam Ô

Đây là một đặc sản nổi tiếng chỉ có ở làng Nam Ô khi du lịch Đà Nẵng. Món ăn này chủ yếu ngon ở thịt cá được đánh bắt trực tiếp từ biển nên rất ngọt và tươi, qua khâu chế biến kỹ càng thì lại càng có hương vị đặc biệt, lạ miệng mà lại không tanh chút nào. Gỏi cá Nam Ô ngon nhất nếu được chế biến từ cá trích.

Ẩm thực Đà Nẵng: gỏi cá Nam Ô

Gỏi cá Nam Ô hấp dẫn thực khách (Ảnh ST)

2. Cơm gà Đà Nẵng

Từ lâu cơm gà đã trở thành một món ăn đặc trưng ở Đà Nẵng, đặc biệt miếng gà chiên giòn rụm thêm chút cay cay của tương ớt cùng cơm mềm dẻo nóng hổi, khi ăn kèm với kim chi hoặc dưa leo có vị rất riêng biệt tạo nết sự hấp dẫn riêng cho dĩa cơm gà.

Ẩm thực Đà Nẵng: cơm gà Đà Nẵng

Cơm gà nổi tiếng ở Đà Nẵng (Ảnh ST)

3. Bún chả cá

Có thể rất nhiều người đã ăn món bún chả cá rồi nhưng nếu muốn thử một hương vị thật đặc biệt thì đừng nên bỏ qua món này ở Đà Nẵng. Hương thơm ngào ngạt cùng nước lèo ngọt mát, đậm đà từ rau củ quả, thêm chút ngọt ủa hành hương và vị cay của ớt làm nên một tô bún ngon không thể cưỡng lại được.

Ẩm thực Đà Nẵng: bún chả cá Đà Nẵng

Bún chả cá Đà Nẵng (Ảnh ST)

4. Bánh xèo

Là một món ăn dân gian và xuất hiện nhiều trong danh sách ẩm thực đường phố nên bánh xèo trở nên quen thuộc với rất nhiều người. Bánh xèo được cuốn trong lớp bánh tráng mỏng, ăn kèm rau sống và chấm với nước mắm chua ngọt, ăn vào thấy vừa giòn của lớp vỏ bánh và giá đỗ cùng béo ngậy của thịt và tôm.

Ẩm thực Đà Nẵng: bánh xèo

Bánh xèo nức tiếng của Đà Nẵng (Ảnh ST)

 Mua gì làm quà khi ghé thăm Đà Nẵng

1. Đá mỹ nghệ non nước

Đá mỹ nghệ từ làng nghề ở Ngũ Hành Sơn chế tác tạo thành rất nhiều đồ lưu  niệm, vật dụng, trang sức. Với kỹ thuật truyền thống lâu năm, quá trình mài giũa tỉ mỉ đã cho ra đời nhiều món đồ tinh xảo, đẹp mắt. Du khách đến đây tham quan có thể mua về làm quà lưu niệm tặng cho bạn bè, người thân đều rất thích hợp.

Đá mỹ nghệ non nước ở Ngũ Hành Sơn

Đá mỹ nghệ non nước ở Ngũ Hành Sơn (Ảnh ST)

2. Rong biển Mỹ Khê

Rong biển được làm thành từng miếng dài, thường dùng để chế biến các món như canh, xào, gỏi, nộm,… Với nhiều người rong biển là món khó ăn vì có vị tanh nhưng rong biển có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa và cung cấp vitamin bổ dưỡng cho cơ thể.

Đặc sản Đà Nẵng làm quà: rong biển Mỹ Khê

Rong biển Mỹ Khê – đặc sản làm quà Đà Nẵng (Ảnh ST)

3. Chả bò Đà Nẵng

Được chế biến hoàn toàn từ thịt đùi bò tươi, được tẩm ướp theo phương pháp truyền thống rất đậm đà. Chả bò Đà Nẵng hoàn toàn chế biến nguyên chất không pha trộn các loại thịt khác. Mọi người có thể ăn kèm món này với dưa chua, dưa kiệu hoặc cuốn trong bánh tráng. Đừng quên mua làm quà mang về khi đến du lịch Đà Nẵng bạn nhé!

Đặc sản Đà Nẵng làm quà: chả bò

Chả bò Đà Nẵng (Ảnh ST)

4. Mực khô một nắng

Mực khô ở đây vẫn mang hương vị mặn mòi của muối biển, của nắng và của gió ngấm trong từng thớ mực. Đến với Đà Nẵng hầu hết các du khách đều mua món này về.

Đặc sản Đà Nẵng làm quà: mực khô một nắng

Mực khô một nắng (Ảnh ST)

5. Bánh khô mè

Thêm một món đặc sản Đà Nẵng mà du khách không thể bỏ qua: khô mè Cẩm Lệ. Được chế biến từ Bánh khô mè từ mía đường, bột nếp, mè, bên ngoài phủ đường non và bột quế, bánh khô mè thoạt nhìn có vẻ giống mè xửng của Huế nhưng khi ăn vào sẽ thấy giòn tan, ngọt, thơm và khô hề dính răng như mè xửng.

Bánh khô mè Đà Nẵng

Bánh khô mè Đà Nẵng (Ảnh ST)

6. Nem tré Đà Nẵng

Tré trông rất giống các loại nem như nem chua, nem thính, nem nướng ở Thanh Hóa nhưng có mùi vị khác biệt và đặc trưng không lẫn vào đâu được so với những loại nem ấy. Tré được làm từ thịt ba chỉ, thịt mông, thịt nạc và bì heo, kết hợp với gia vị chính là củ riềng và gói trong lá chuối. Đây là món ăn mà bất cứ ai ghé thăm Đà Nẵng hay miền Trung đều bị cuốn hút bởi độ sần sật, bùi bùi và vị chua đặc trưng.

Nem tré Đà Nẵng

Nem tré Đà Nẵng (Ảnh ST)

THAM KHẢO VÀ ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN Ở ĐÀ NẴNG  tại đây 

                                                                                                            Nguồn sưu tầm VNTrip.vn