Nội dung nào trong hợp đồng kinh tế mà chủ và quản lý doanh nghiệp cần phải quan tâm nhất?

Tại sao những nội dung cốt lõi, quan trọng của hợp đồng kinh tế chủ doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp cần phải nắm thật chắc?

Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận những nội dung cốt lõi liên quan đến kinh tế giữa các tổ chức kinh tế, cá nhân với nhau nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ kinh tế. Các bên có liên quan trong hợp đồng có trách nhiệm căn cứ vào những thỏa thuận trong hợp đồng để thực hiện tròn vai quyền và nghĩa vụ của mình, và hợp đồng kinh tế cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Vì vậy, hợp đồng kinh tế rất quan trọng đối với doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp cần phải nắm thật chắc những nội dung cốt lõi trong một hợp đồng kinh tế, phải cân nhắc thật kỹ từng điều khoản, từng câu, từng chữ mới đặt bút ký. Nhưng thực tế hiện nay có rất nhiều nhà quản lý doanh nghiệp còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm khi tham gia ký kết hợp đồng kinh tế, chủ yếu chỉ nhìn chăm chăm vào giá cả hợp đồng, không quan tâm nhiều hoặc thiếu kiến thức để nắm bắt các nội dung khác.Từ việc thiếu kiến thức trong ký kết hợp đồng kinh tế nên nhiều doanh nghiệp đã phải phá sản một cách đau đớn vì phải bồi thường hợp đồng có vẻ hết sức vô lý, nhưng theo Luật vẫn phải bồi thường.

Nội dung hợp đồng kinh tế quan trọng
Ký kết hợp đồng kinh tế đúng luật và cùng có lợo

Vì vậy, chủ doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp cần phải nắm thật chắc những nội dung cốt lõi trong một hợp đồng kinh tế, nếu thiếu kiến thức về hợp đồng kinh tế thì không thể điều hành doanh nghiệp được và thậm chí có thể sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Tham khảo thêm Kỹ năng soan thảo hợp đồng thương mại và những kinh nghiệm thực tế

Những nội dung cốt lõi, quan trọng nào trong một hợp đồng kinh tế cần ưu tiên nắm thật chắc?

Trong một hợp đồng kinh tế có nhiều nội dung, các bạn có thể tham khảo ở nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, trong bài viết này tôi trao đổi với các bạn một số nội dung hết sức quan trọng, cần phải thật lưu ý trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế như sau:

Một là nắm thật chắc người tham gia ký kết hợp đồng kinh tế với đơn vị mình có phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó không? (Tham khảo thêm bài Những vấn đề cốt lõi nào trong Luật Doanh nghiệp cần phải biết trước khi bước ra kinh doanh ?). Lưu ý nếu người ký hợp đồng không phải là người đại diện theo pháp luật thì phải có ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. Mình phải lưu lại các giấy tờ chứng minh người ký hợp đồng với doanh nghiệp mình là có đủ thẩm quyền. Về vấn đề này có rất nhiều doanh nghiệp mắc phải sai lầm khi ký hợp đồng với phó giám đốc nhưng không có ủy quyền của giám đốc, nên khi  có tranh chấp hợp đồng xảy ra thì hợp đồng đó bị tòa tuyên bố vô hiệu. Đây cũng là một chiêu trò của những doanh nghiệp “có tâm địa xấu xa” để lừa những doanh nghiệp còn non trẻ.

Hai là nội dung công việc hay mua bán hàng hóa để thực hiện phải thể hiện hết sức cụ thể, thật chi tiết trong hợp đồng. Tùy theo đối tượng, nội dung hợp đồng đối với từng lĩnh vực hoạt động mà có cách thể hiện chi tiết khác nhau và nếu quá nhiều chi tiết thì nên làm phụ lục kèm theo. Thực hiện tốt nội dung này thì sẽ hạn chế tranh chấp hay phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Ba là, giá cả của hàng hóa, dịch vụ khi ký hợp đồng phải thật rõ. Về phần này thì tất cả các doanh nghiệp đều quan tâm hàng đầu. Nhưng tôi chỉ có một lưu ý nhỏ cho quản lý doanh nghiệp cần quan tâm trong hợp đồng kinh tế đó là trong giá cả phải ghi rõ có thuế hay không? Phương thức, thời gian thanh toán như thế nào?  vì sẽ phát sinh chi phí tài chính (như tiền lãi phải trả ngân hàng) cho đơn vị cung cấp trong quá trình bên mua nợ. Đây cũng là một sai lầm đôi khi xảy ra, nhất là đối với những chủ doanh nghiệp, CEO mới, từ đó có thể dẫn đến lỗ doanh nghiệp mà CEO không biết kịp thời.

Bốn, phương thức và thời gian thanh toán phải thật cụ thể, rõ ràng và nêu luôn cụ thể việc xử lý nếu vi phạm về thanh toán. Đây là một vấn đề tế nhị mà nhiều doanh nghiệp ngại đề xuất bổ sung vào hợp đồng, nhất là đối với các doanh nghiệp mới, nhỏ, ký hợp đồng với “vai nhỏ”. Nếu không cụ thể điều khoản này trong hợp đồng thì chắc chắn sẽ xảy ra việc chiếm dụng vốn hết mức có thể, thường là các doanh nghiệp gạo cội sẽ chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp non trẻ “không dám mở lời” vì doanh thu bị phụ thuộc quá nhiều vào họ. Ngoài ra, như trên đã nói thì phương thức và thời gian thanh toán cũng là yếu tố để tính toán giá cung cấp hàng hóa, dịch vụ vì liên quan đến phát sinh chi phí tài chính, nên các bạn hết sức lưu ý nhé.        

Cuối cùng tôi lưu ý dùng từ ngữ trong hợp đồng phải thật dễ hiểu, không dùng từ đa nghĩa. Việc sử dụng từ đa nghĩa cũng là một chiêu trò mà các doanh nghiệp “gạo cội” thường hay sử dụng để đánh lừa hay chèn ép các doanh nghiệp non trẻ.

Nguồn tài liệu nào để có thể nghiên cứu nắm sâu hơn về nội dung của một hợp đồng kinh tế?

Luật Dân sự.

Luật Doanh nghiệp.

Tham khảo nhiều bài viết trên Internet về những thủ đoạn, mánh khóe trong việc ký kết, thực hiện các hợp đồng kinh tế.

Ngoài ra, một nguồn theo tôi vô cùng quan trọng đó là chủ doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp nên tham gia một vài khóa đào tạo online với thời gian rất ngắn và chi phí khóa học không đáng kể đối với doanh nghiệp, như:

  –  Kỹ năng soan thảo hợp đồng thương mại và những kinh nghiệm thực tế

  – Tài chính – kế toán – thuế khởi nghiệp

  – Biến mọi thứ thành tiền

(Lưu ý: Hãy bấm vào các chữ đỏ bên trên sẽ hiện lên chi tiết các khóa đào tạo)

Trên đây là một số nội dung cốt lõi, rất quan trọng mà chủ doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp cần phải nắm thật chắc trong ký kết hợp đồng kinh tế nhằm mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp và tránh bị lừa một cách đáng tiếc. Tất nhiên, đây chỉ là những kiến thức cốt lõi trong hợp đồng kinh tế mà chủ doanh nghiệp, CEO cần phải nắm, còn nhiều vấn để đi sâu, chi tiết cần phải nghiên cứu, nhất là đối với hợp đồng ngoại thương thì vô cùng phức tạp. Nhưng với những nội dung ở trên có lẽ cũng đã giúp ích được phần nào cho các chủ doanh nghiệp, CEO trong ký kết hợp đồng kinh tế phải không các bạn. Nhưng nếu doanh nghiệp nào cần hỗ trợ riêng về hợp đồng kinh tế thì liên hệ với tôi theo số điện thoai website nhé!

Chúc doanh nghiệp của các bạn thành công và thành công!

Th. sĩ   Võ Văn Châu